Vải không chỉ quyết định đến giá của đồng phục mà còn quyết định đến kiểu dáng, độ bền cũng như sự thoải mái cho người mặc. Vì vậy việc lựa chọn vải may đồng phục công sở vô cùng quan trọng, cần sự tỉ mỉ và tư vấn chính xác.
Vải cotton là loại vải được tạo thành từ các sợi bông tự nhiên có đặc tính thấm hút mồ hôi, thoáng mát khi mặc. Tuy nhiên vải 100% cotton có giá thành cao và thường cứng. Vì vậy mà nhà sản xuất thường pha thêm các sợi tổng hợp để tạo ra các loại vải theo nhu cầu sử dụng:
Việc pha trộn cotton với sợi PE vừa giúp giảm giá thành sản phẩm vừa giúp cho vải có được sự mềm mại và có độ “đứng” thích hợp khi may quần áo.
Bông cotton được sử dụng dệt vải cotton
Vải kate là vải tổng hợp được tạo ra từ vải cotton và sợi nhân tạo polyester. Vải kate có được những ưu điểm của cả vải cototon và Polyester nên nó dần trở thành loại vải được ưa chuộng nhất hiện nay trong ngành may mặc.
>>> Bật mí 3 bí quyết tẩy sạch các vết mỹ phẩm trên trang phục của quý cô công sở
Trên thị trường có 6 loại vải Kate phổ biến nhưng chỉ có 4 loại là hay được dùng để may đồng phục văn phòng:
Kate Silk có thành phần 100% PE bền, ít nhăn nhưng thấm hút mồ hôi kém. Chính vì vậy mà giá cả của loại vải này khá thấp thường được dùng để may đồng phục cho học sinh hoặc công nhân.
Vải Kate Silk nhiều màu sắc
Đây là loại vải được dệt theo công nghệ của Mỹ với thành phần cotton và polyester nên có giá thành tương đối cao. Vải Kate USA có chất lượng tốt nên thường được dùng để may đồ công sở.
Vải Kate Polin là loại vải có hàm lượng cotton cao nhất nên có khả năng thấm hút mồ hôi khá tốt. Vải này cũng được dùng để may đồng phục cho công sở, học sinh nhưng cao cấp hơn do giá thành đắt hơn.
Loại vải này được dệt thành các màu sắc sọc to nhỏ khác nhau. Đây là loại vải cao cấp rất hay được dùng để may áo sơ mi cho nhân viên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Vải Kate Ford có nhược điểm là dày và bị xù lông nếu giặt nhiều nhưng lại thấm hút mồ hôi tốt, giá thành vừa phải. Vì vậy Kate Ford vẫn được sử dụng nhiều để may đồng phục cho dân văn phòng, công sở.
Vải kaki thường được dùng để may quần hoặc áo vest. Vải kaki được dệt từ sợi cotton hoặc cotton pha với sợi tổng hợp. Do cách dệt khác nhau mà vải kaki được chia ra làm hai loại:
Vải Kaki khá dày và cứng phù hợp với may quần cho nam giới
Vải Bamboo hay còn gọi là vải tre khá nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi và có tính kháng khuẩn cao.
Đây là loại vải rất được ưa chuộng để may áo sơ mi đồng phục. Tuy nhiên do giá thành cao nên chỉ được sử dụng cho các văn phòng cao cấp.
Vải bamboo được làm từ sợi tre tự nhiên
Vải Nano là loại vải siêu nhẹ, siêu mát do các kỹ sư của đại học Stanford sáng chế ra. Vải nano thực sự là một cuộc cách mạng trong ngành may mặc khi mang đến những đặc tính vô cùng nổi bật:
Vải nano thường được dùng để may đồng phục cho nữ như vest, đầm, chân váy…
Vải Nano siêu nhẹ, siêu mát
Vải Tuyết thuộc phân khúc trung cấp, mức giá vừa phải lại có nhiều đặc tính tốt như đàn hồi tốt, mềm, thấm hút mồ hôi. Vải Tuyết mưa không nhăn, không bám bụi. Tuy nhiên nhược điểm của loại vải này là ít họa tiết và khá đơn giản.
Vải được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may vest, đầm, quần tây công sở.
Vải Tuyết mưa đàn hồi tốt, mức giá tầm trung được nhiều doanh nghiệp sử dụng
Dù là trang phục bắt buộc tại công sở nhưng Đồng phục công sở vẫn cần được may bằng những chất liệu vải tốt, phù hợp để tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Đối với mỗi vị trí, tính chất công việc khác nhau sẽ cần chú ý lựa chọn những loại vải khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn vải may đồng phục công sở.
Trong mùa hè nóng bức và với những vị trí thường xuyên phải ra ngoài thị trường thì nên chọn loại vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt như cotton, kate hay bamboo, nano. Một bộ trang phục mát mẻ không chỉ giúp cho nhân viên cảm thấy thoải mái mà còn giữ cho tâm trạng người mặc vui vẻ tăng hiệu quả làm việc.
Mùa đông thì bạn nên chọn loại vải dày dặn, cản gió tốt để giữ ấm cho cơ thể. Các chất liệu vải gió, nỉ,len..sẽ khá phù hợp để may đồng phục mùa đông.
Tùy theo ngân sách cũng như quy định về chế độ mua đồng phục cho nhân viên mà bạn nên cân đối lựa chọn loại vải có độ bền phù hợp. Ví dụ vải 100% cotton tuy giá thành cao nhưng lại nhanh xù, nhão sẽ không sử dụng được lâu.
Mức giá của vải không chỉ phụ thuộc vào chất liệu, thành phần mà còn phụ thuộc vào số lượng bạn cần đặt may. Chất liệu vải cao cấp sẽ có mức giá cao như bamboo, nano…Vì vậy tùy vào ngân sách của doanh nghiệp mà bạn nên lựa chọn loại vải có giá phù hợp nhất.
Hotline