Quy trình dệt vải diễn ra như thế nào?

Trang chủ / Tin tức

Tin tức

Quy trình dệt vải diễn ra như thế nào?

Dệt vải là quá trình tạo ra vải gồm hai thành phần là sợi dọc và sợi ngang đan xen nhau theo các góc vuông để tạo thành 1 tấm vải. Nó thể được thực hiện bằng những kỹ thuật rất đơn giản trên một khung dệt phức tạp. Vậy quy trình dệt vải có những công đoạn nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

Các phương pháp dệt vải

https://volcamod.s3-ap-southeast-1.amazonaws.com/media/photos/tin_tuc/san-xuat-vai-cotton-1.jpg

Phương pháp dệt thoi

Dệt thoi còn được gọi là dệt máy. Vải tạo ra từ dệt thoi được dệt theo quy trình dệt vải từ những sợi ngang và sợi dọc đan xen theo phương vuông góc tạo nên. Phương pháp dệt này phân thành 3 loại bao gồm: vải dệt trơn, vải tréo go và vải satin.

https://aothunnhatban.vn/wp-content/uploads/2020/03/V%E1%BA%A3i-d%E1%BB%87t-thoi-600x375.jpg

Tính chất của vải dệt thoi

  • Có cấu trúc rất bền do được dệt đan xen.
  • Bề mặt vải có đồ hở rất nhỏ
  • Độ co giãn kém
  • Dễ bị nhàu khi vò
  • Không bị quăn mép vải

Phương pháp dệt Kim

Đây là phương pháp dùng kim dệt để liên kết các sợi hoặc tơ dài thành từng cuộn sợi khác nhau. Quy trình dệt vải này được tạo ra nhờ nguyên tắc nâng lên, hạ xuống rồi kết hợp đóng mở kim của hệ thống kim dệt và cam dệt để tạo nên.

https://tudienhoahoc.com/wp-content/uploads/2019/10/phan-loai-vai-det-kim-weft-and-warp-knitting.jpg

Tính chất của vải dệt kim

  • Bề mặt vải thoáng và mềm, xốp.
  • Độ đàn hồi và co giãn cao do có kết cấu cuộn sợi khá đặc biệt.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt, thấm hút tốt tạo cảm giác thoáng mát.
  • Vải ít khi bị nhàu, dễ giặt.
  • Các mép vải dễ bị quăn và vòng sợi vải dễ bị tuột.

Quy trình dệt vải thông thường

Quy trình dệt vải diễn ra qua 3 giai đoạn chính là : Kéo sợi – hồ sợi– Dệt – Xử lý

Kéo sợi

Đây là bước đầu tiên cần làm trong quy trình dệt vải. Xử lý sơ các tạp chất tự nhiên còn sót lại sau khi xử lý như đất, cát bụi của các quả bông khô và đem bông đi đánh tung và làm sạch. Tiếp đến các sợi bông được kéo sợi thô nhằm tăng kích thước và độ bền cho vải, sau đó cuộn vào thành từng ống.

Hồ sợi

Sau khi quá trình kéo sợi hoàn thành, để có thể tạo hồ thì ta phải sử dụng hồ tinh bột, hay một số hồ nhân tạo như polyacrylate, polyvinylalcol PVA. Cách làm này tạo thành các màng hồ bao quanh sợi bông để làm tăng độ bền, độ trơn và bóng của sợi.

Dệt vải

Quá trình dệt vải sử dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Sử dụng bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo nên tấm vải.

Khi các sợi phụ đã được chuẩn bị và chùm sợi dọc có chứa các sợi có kích thước được đặt ở phía sau máy dệt. Các sợi dọc được chuyển đến một hình trụ được gọi là chùm vải ở phía trước.

https://aothunnhatban.vn/wp-content/uploads/2020/03/D%E1%BB%87t-v%E1%BA%A3i-600x376.png

Máy dệt trải qua một loạt các chuyển động:

  • Miệng thoi: nâng và hạ sợi dọc bằng dây nịt để tạo thành vết đứt, mở giữa các sợi dọc mà sợi ngang đi qua
  • Dệt sợi ngang: đưa sợi ngang bằng con thoi qua nhà kho
  • Đập sợi: đóng gói sợi ngang vào vải để làm cho nó nhỏ gọn
  • Lấy sợi: cuộn vải mới hình thành lên chùm vải, Xả: giải phóng sợi khỏi chùm sợi dọc

Xử lý vải sau khi dệt

Vải sẽ được nấu với áp suất và nhiệt độ cao trong các chất hóa học để loại bỏ phần hồ hoặc các tạp chất ảnh hưởng đến độ bền của vải. Tiếp theo sẽ làm cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm hút và làm cho vải dễ bắt màu nhuộm.

Công đoạn cuối cùng của quy trình dệt là tẩy trắng các sợi tự nhiên rồi tiến hành quá trình nhuộm màu vải

Quy trình dệt vải là quy trình quan trọng trong sản xuất vải. Nó quyết định sản phẩm cuối cùng có tốt với độ mịn, ít xù lông và các đặc tính bền của vải hay không.

Hotline